Phân biệt phần " thờ" và phần " phụng" trên bàn thời gia tiên

Phân biệt phần " thờ" và phần " phụng" trên bàn thời gia tiên Hoàng Minh

Một trong những điều mà gia chủ rất ít khi để ý và là một nguyên tắc quan trọng trong việc xắp xếp bàn thờ đó là hai phần "thờ" và "phụng" trên bàn thờ. 

Bàn thờ là một phần quan trọng trong văn hóa thờ cúng của người Việt, trong đó có hai hình thức chính đó là tín ngưỡng thờ ông bà và thừ thần phật. Dù là hình thức nào thì cách bài trí cũng phải chuẩn mực để thể hiện lòng hiếu kính cũng như tôn trọng đối với tổ tiên. Một trong những điều mà gia chủ rất ít khi để ý và là một nguyên tắc quan trọng trong việc xắp xếp bàn thờ đó là hai phần “thờ” và “phụng” trên bàn thờ. Qua bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề tưởng như đơn giản mà lại rất dễ sai phạm này nhé. 

Phần thờ

Ảnh thờ là một phần quan trọng của phần thờ

Ảnh thờ là một phần quan trọng của phần thờ

Ngay trong cách bài trí bàn thờ cũng ẩn chưa sự cân bằng về âm dương, phần thờ ở đây để chỉ phần bên trong bàn thờ thể hiện tính “tĩnh”, những vật ở phần này không được dịch chuyển trừ khi cần phải lau dọn, vệ sinh, đó chính là những vật như ảnh thờ của người quá cố, tượng thần phật, danh nhân,… ở hầu hết bàn thờ gia tiên thì phần thờ hay phần tĩnh phải được đặt cao hơn phần phụng bên ngoài để tỏ rõ lòng hiếu lễ đối với tổ tiên. Các dấu hiệu cho thấy có sự dịch chuyển ở phần này thường báo hiệu cho những điềm xấu sắp xảy đến với gia đình và gia chủ như ảnh thờ bị nghiêng, đổ, tượng bị lệch và quay sang một bên... vậy nên dù là vô tình hay hữu ý cũng nên cố gắng không để những vật đặt ở phần thờ bị dịch chuyển quá nhiều. 

Phần phụng 

Phần phụng ở bên ngoài

Phần phụng ở bên ngoài

Lấy bát hương là ranh giới thì bên trong là phần thờ còn bên ngoài là phần phụng. Ngược lại với phần thờ mang tính tĩnh thì phần phụng được dành để bày trí vật phẩm cúng bái thường xuyên có sự xáo trộn như bày hoa quả, cỗ ngọt, cỗ mặn, vàng mã... Đồ cúng ở phần phụng bên ngoài không được cao hơn phần thờ bên trong mà lúc nào cũng phải ở một vị thế thấp hơn. Hiện nay có những loại bàn thờ nhị cấp và tam cấp để phân biệt rõ phần thờ và phần phụng, với ảnh và tượng thờ ở trong cùng với bậc cao nhất và đồ cúng, hoa quả ở bậc thấp nhất. Tuyệt đối không để đồ cúng sang phần thờ và cũng không được đặt ngang với bát hương mà phải là ở ngoài cùng để tạo ra cấp bậc và tránh làm xê dịch bát hương và ảnh thờ khi hành lễ. Ngoài ra những vật phẩm như bình hoa, đôi hạc nhỏ và bát nến thì có thể đặt ngang với bát hương nhưng vẫn không nên phạm vào phần thờ. 

Sau phi phân biệt được hai phần chính của một bàn thờ chuẩn phong thủy thì bạn có thể tiến hành bài trí bàn thờ một cách quy củ và nhanh chóng mà không phải thay đổi, loay hoay quá nhiều khiến cho việc hành lễ không suôn sẻ và mất đi may mắn.  

Trên đây là những gì bạn cần biết về bố cục cơ bản của mọi bàn thờ truyền thống Việt. Nếu bạn đang có mong muốn sở hữu một sản phẩm bàn thờ gia tiên chất lượng mà giá cả lại phải chăng, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được những tư vấn chi tiết nhất. 

Cập nhật lần cuối: 24/11/2020 10:08:19 SA