Những điều cần biết về bàn thờ vọng

Những điều cần biết về bàn thờ vọng Hoàng Minh

Bàn thờ vọng được hiểu là một loại bàn thờ mà những người ở xa quê không có nhiều điều kiện về quê dự mỗi khi lễ tết lập nên (vọng cũng có nghĩa là xa). Thời xưa, bàn thờ vọng chưa hình thành phong tục chủ yếu bởi người xưa thường sống quây quần ở quê, chỉ có một số ít trường hợp phải sống xa nhà, người xưa gọi là ly hương, biệt xứ.

lưu ý khi lập bàn thờ vong

Sự hình thành của bàn thờ vọng

Nói về lịch sử hình thành thì tương truyền rằng vào thời phong kiến, khi vua chúa mất thì các quan trong triều đình tiến hành vọng bái từ xa, do khi băng hà thì chỉ có một số ít người được ở bên di hài của vua chúa. Còn những người canh giữ biên ải khi nghe tin vua chúa mất cũng lập hương án về phía kinh đô để làm lễ khi chưa thể về kịp kinh thành để tham gia.
 
Khi làm quan ở trong triều đình, các quan chức xưa ít khi được về quê, chính vì vậy mà khi có người thân ở quê mất thì họ cũng lập bàn hương án hướng về phía quê hương khi chưa có điều kiện về chịu tang được. Sau đó, họ mới cáo quan về chịu tang 3 năm mới lên lại triều đình làm việc.
 
 
lưu ý khi lập bàn thờ vong
 
Ảnh minh họa các quan thờ cúng thời xưa
 
 
Kể từ khi đó những người ở xa quê đều lập bàn thờ vọng. Còn những người ở gần quê thì dù giàu hay nghèo đều phải tề tựu về nhà con trai trưởng nếu bố mẹ hoặc ông bà đã mất hoặc về nhà thờ họ để làm lễ, ngay cả chú hoặc ông chú thì cũng phải về nhà trưởng để hành lễ ngay cả khi trưởng chỉ thuộc hàng cháu chắt… Chính vì vậy mà không có tục lập bàn thờ vọng đối với những người đời thứ ba ở quê.  Trong trường hợp người con trưởng tha hương thì người con thứ kế tiếp ở quê được lập bàn thờ chính còn bàn thờ ở nhà con trưởng là bàn thờ vọng.
 

Cách lập bàn thờ vọng

Có nhiều cách để có thể lập bàn thờ vọng, nhưng tất cả đều phải về quê để báo cáo với tổ tiên ở bàn thờ chính để xin phép lập bàn thờ vọng. Có nhiều cách để lập bàn thờ vọng như: Xin chuyển một vài lư hương phụ ở bàn thờ chính về, xin một vài nén hương đang cháy giở, xin một ít tro trong bát nhang của bàn thờ gia tiên, nếu cha mẹ mà mới mất vài năm thì cũng phải xin tro cát ở chân nhang và phải gói thành từng gói riêng biệt để thắp tiếp, tuyệt đối không được nhầm lẫn, để tránh nhầm lẫn tốt nhất là nên ghi tên vào bao gói.
 
Nơi đặt bàn thờ vọng cũng như bàn thờ chính vậy, nếu có điều kiện lập phòng riêng để thờ thì cần phải bài trí bàn thờ theo đúng quy cách. Còn nếu như không có phòng riêng thì có thể đặt bàn thờ kết hợp phòng khách, phải đặt nơi cao ráo, cần đặt bàn thờ theo hướng về quê hương để khi vái lạy, cúng bái thì gia chủ có thể thuận hướng vái về quê của mình.
 
lưu ý khi lập bàn thờ vọng
 
Người phụ nữ tự lập bàn thờ vọng
 
Không nên đặt bàn thờ vọng tại những nơi ô uế, gần nhà vệ sinh hoặc nhà tắm, trừ trường hợp không có điều kiện, nhà quá hẹp thì có thể đặt ở gần cầu thang. Đối với những người chưa có điều kiện lập nhà riêng, sống ở các khu tập thể thì chỉ cần có một lọ cắm hương để ở đầu giường là được, miễn là trong tâm có lòng thành kính, không cần phải câu nệ theo điều thường đối với bàn thờ hướng cao thấp hay chỗ hẹp thoáng.
 
Người Việt Nam có đạo lý ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn, đây đều là đạo lý thể hiện lòng biết ơn và thành kính với bề trên, chính vì vậy người Việt vẫn thường hay cúng Gia Tiên vào các ngày Sóc - Vọng (Sóc chính là ngày mồng Một, còn Vọng chính là ngày Rằm hàng tháng), đối với những ngày này trong tháng thì có thể cúng bái bình thường ở bàn thờ vọng, không cần hành lễ như các ngày giỗ khác.
Cập nhật lần cuối: 28/03/2021 07:40:35 CH