Lễ cúng Rằm tháng 7 chuẩn bị những gì?

Lễ cúng Rằm tháng 7 chuẩn bị những gì? Hoàng Minh

Trong dân gian thường có câu “Tết cả năm không bằng Rằm tháng 7”. Do đó vào ngày này, việc chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 là rất quan trọng. Các gia đình thường mong muốn từ những vật phẩm cúng lễ và cách sắp mâm cỗ cúng cho đến văn khấn cúng Rằm tháng 7 sao cho đầy đủ đúng Pháp.

 

Vậy mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 nên chuẩn bị những gì để được nhiều lợi ích, phúc báu?  Đồ thờ phong thủy cùng bạn  tìm hiểu bài viết dưới đây.

Rằm tháng 7 năm 2020 rơi vào thứ Tư ngày 2/9 dương lịch do đó nhiều gia đình bận rộn có xu hướng sẽ cúng lễ sớm hơn vào dịp cuối tuần gồm thứ Bảy, Chủ Nhật (29,30/9/2020).

Lễ cúng Rằm tháng 7 chuẩn bị gồm những gì?

Lễ cúng Rằm tháng 7

Lễ cúng Rằm tháng 7 

Các gia đình cúng rằm tháng 7 với nghi thức thực hiện từ bên trong nhà ra ngoài trời theo thứ tự: cúng Gia Thần, cúng Gia Tiên và cuối cùng cúng chúng sinh.

Tùy theo điều kiện hoàn cảnh của từng gia đình để chuẩn bị lễ vật hương hoa, nhang đèn, đồ mã và mâm cỗ cúng rằm tháng 7 chay hay mặn.

Trong khi mâm cỗ chay thanh tịnh thường được chuẩn bị dâng lên bàn thờ Phật thì nhiều gia đình cũng chuẩn bị mâm cỗ mặn với nhiều món thịnh soạn để cúng thần linh và tổ tiên với quan niệm "trần sao âm vậy"

 Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 tại chùa, đền

 Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 tại chùa, đền

Gia chủ nên thực hành lời Phật dạy trong việc thờ cúng để việc cúng rằm tháng 7 được lợi ích cho kẻ còn, người mất

Do đó, khi sắm lễ cúng Rằm tháng 7, người sắm lễ nên chuẩn bị gồm:

  • Vật thực chay tịnh, không được sát mạng chúng sinh để cúng.
  • Không cúng bằng giấy tiền hay vàng mã.
  • Đồ lễ gồm:

+ Hương: Các loại hương đốt có mùi hương thơm.

+ Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về hoa và số lượng).

+ Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, mặn, chua, chát, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh.

+ Quả: Số lượng tùy ý, không kiêng kỵ 3  quả hay 4 quả,… Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để vong linh thọ hưởng, quả xanh chưa có mùi thơm. (Tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ chứa đồ).

+ Thực: mâm cơm chay, nếu có thêm xôi chè thì bày cả xôi chè để cúng.

(Nếu cúng cô hồn thì chuẩn bị thực: gạo muối, cháo,bim bim, bánh kẹo, khoai, ngô (số lượng tùy ý)…, chậu nước sạch).

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 tại nhà

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 tại nhà

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 tại nhà

– Địa điểm bày lễ: Tại ban thờ gia tiên

+ Cúng Phật: Hương, hoa, trà, quả, thực, xôi chè hoặc bát cơm trắng

(Nếu gia đình chưa có ban thờ Phật, thì khi bạch cúng lễ sẽ hướng tâm tới Phật để cúng mà không sắm lễ).

+ Cúng chư Thiên, Thần linh: Hương, hoa, quả, trà, thực hoặc bát cơm trắng,  xôi chè.

+ Cúng vong linh gia tiên: Hương, hoa, trà, quả, thực: mâm cơm chay, nếu có thêm xôi chè thì bày cả xôi chè để cúng.

Ngoài ra, nếu đủ duyên các gia đình có thể sắp mâm cúng chúng sinh như sau:

– Địa điểm: cửa nhà, sân, hiên nhà, sân thượng…

+ Đồ lễ: hương, hoa, gạo muối trà, quả, cháo, bánh kẹo, khoai, ngô bim bim, (số lượng tuỳ ý)… mâm cơm chay, chậu nước sạch.

Trên đây là những chia sẻ của Đồ thờ phong thủy về cách bài trí cho bàn thờ gia tiên trong rằm tháng 7, hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn và gia đình lựa chọn được cách bài trí bàn thờ gia tiên hợp phong thủy nhất.

 

Cập nhật lần cuối: 29/08/2020 09:55:24 SA