Ý nghĩa của bàn thờ gia tiên, giới thiệu bàn thờ theo phong tục Việt Nam

Ý nghĩa của bàn thờ gia tiên, giới thiệu bàn thờ theo phong tục Việt Nam Hoàng Minh

Bàn thờ gia tiên là một phần không thể thiếu được trong mỗi gia đình người việt. Dù giàu có hay nghèo hèn thì đều phải lập bàn thờ để thờ cúng gia tiên trong những ngày lễ tết. Đó là nơi để con cháu thể hiện lòng biết ơn, sự hiếu thảo của mình đối với những người đã khuất. Và trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về ý nghĩa của bàn thờ gia tiên, giới thiệu bàn thờ gia tiên theo phong tục Việt Nam.

 

Ý nghĩa của bàn thờ gia tiên

Bàn thờ gia tiên chính là nơi tưởng nhớ tới gia tiên, những người đã khuất. Qua đó để giáo dục các thế hệ con cháu, cách sống, phải biết báo hiếu, hướng về tổ tiên, cội nguồn, lòng hiếu thảo, sống phải có lễ nghĩa.

Vì theo quan niệm tâm linh bàn thờ chính là không gian làm việc, nơi ngự của người âm, là nơi làm việc, ăn nghỉ của người âm. Và từ xưa ông cha ta thường có câu:  " Đất có thổ công, sông có hà bá". Nghĩa là ở trên mỗi mảnh đất ở, đều có một vị thần cai quản, chông coi mảnh đất cho các gia đình là ông thần linh. Vì vậy phải lập bàn thờ thần linh, thổ công. Còn nếu mảnh đất không có vị thần linh cai quản thì sẽ bị các vong đến chiếm giữ, quấy nhiễu... làm ảnh hưởng đến gia chủ.

Các loại Bàn thờ theo phong tục việt nam

Theo phong tục Việt Nam thì  trong nhà thường có những bàn thờ sau: bàn thờ phật, bàn thờ thần linh, bàn thờ gia tiên, bàn thờ ông địa - thần tài. Ngoài ra còn có thêm bàn thờ ngoài trời, bàn thờ mẫu...

Bàn thờ phật

Đây là bàn thờ được lắp đặt nơi cao nhất trong phòng thờ của gia đình. Bát nhang được đặt ở vị trí chính giữa, nếu thờ vị phật nào thì để ảnh của vị đó. Ngoài ra còn có đĩa hoa quả, ba chén nước, đèn hoặc nến. Lưu ý không được đặt lễ mặn và giấy tiền, vàng bạc lên bàn thờ phật. Khi cúng phải cúng toàn đồ chay.

 

Bàn thờ Phật

Bàn thờ Phật

 

Bàn thờ thần linh

Theo tín ngưỡng mỗi nơi khác nhau, có nơi thì lập chung với bàn thờ gia tiên, nơi lập riêng. Nếu đặt chung thì bát nhang thờ thần linh đặt chính giữa và có độ cao, to hơn hai bát hương còn lại. Phía sau bát hương có bài vị để thờ thần. Các vị thần linh ở đây bao gồm: Ngài bản xứ thần linh thổ địa, thần hoàng bản xứ, thần hoàng bản cảnh, ngũ phương ngũ thổ long thần,...

Bát hương thờ cửu huyền thất tổ

Tức là bát hương thờ tứ thân phụ mẫu của nhiều đời, nhiều kiếp của hai bên nội ngoại vì không nên chia ra nhiều bàn thờ.

Bát hương này thờ tất cả các đời của bốn dòng họ hai bên nội ngoại. Bát hương này được đặt ở phía bên trái người đứng làm lễ. Còn ảnh thờ và bài vị thì được đặt phía sau. Phía trước là ba hoặc năm chén nước, đèn...

 

Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ

Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ

 

Bát hương thờ bà cô, ông mãnh

Đây là bát hương để dùng thờ người chết trẻ, chưa có vợ, chưa có chồng. Theo tâm linh thì bà cô, ông mãnh rất linh thiêng nếu hợp thì sẽ đi theo để phù hộ cho con cháu. Bát hương thờ bà cô, ông mãnh thường đặt bên phía tây phải người đứng làm lễ. Phía trước cũng đặt nước, đèn hoặc nến, nhưng phải nhất thiết có lọ hoa màu trắng để tượng trưng cho sự tinh khiết, trong trắng của họ vì họ chưa lập gia đình.

Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về ý nghĩa của bàn thờ gia tiên và về những bàn thờ theo phong tục việt nam để từ đó biết cách bố trí, sắp xếp cho phù hợp trong không gian thờ cúng để đem lại nhiều sức khỏe, may mắn cho cả gia đình.

Cập nhật lần cuối: 12/04/2021 08:55:21 CH