Có nên gộp thờ Thần Phật và gia tiên lên cùng một bàn thờ hay không ?
Hoàng MinhHoàng Minh
Văn hóa Việt không hề quy định việc nên hay không nên thờ chung của tổ tiên và Thần Phật.
Trong tín ngưỡng của người Việt, văn hóa thờ cúng
là một nét đẹp thiêng liêng được duy trì trong
hàng ngàn năm. Đây có thể nói là vị
trí quan trọng bậc nhất của ngôi nhà luôn được
các thành viên trong gia đình chăm chút cẩn
thận. Tuy vậy đến hiện nay vẫn còn những khúc mắc về vấn đề
bài trí bàn thờ, làm thế nào để mọi thứ được
xắp xếp đúng cách? liệu bàn thờ Thần Phật và bàn thờ gia
tiên có thể gộp thành một để tiện bề cúng
bái hay không? Hãy cùng chúng tôi
tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ý nghĩa của Thần Phật và tổ tiên
trong gia đình
Bàn thờ gia tiên và
Thần Phật
Từ khi sinh ra, chúng ta có một sinh mệnh mang theo
mình cả cuộc đời, và cha mẹ, ông bà là những
người đã trao cho chúng ta điều quý giá nhất
đó. Ngay cả khi đã mất, bằng nhiều cách họ vẫn phù
hộ cho cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, mang phận con
cháu, không ai lại không mong muốn tưởng nhớ đến tổ
tiên, thể hiện sự biết ơn và lòng hiếu lễ với những người
đã khuất
Thần Phật khi thờ trong nhà sẽ được coi giống như những vị
khách quý, mang lại may mắn, phúc phần cho gia chủ.
Thông thường, bàn thờ Phật được đặt ở sảnh nhà và
dựa lưng vào tường tạo sự chắc chắn.
Cả tổ tiên và Thần Phật đều là các yếu tố
không thể hiếu trong ngôi nhà, vậy nên tách họ
ra để thờ riêng hay gộp lại cùng một bàn thờ?
Gộp chung để thờ tự
Văn hóa Việt không hề quy định việc nên hay không
nên thờ chung của tổ tiên và Thần Phật. Có người
nói gộp chung sẽ khiến Thần lấn át tổ tiên, người
khác lại cho rằng tách riêng ra thì rất bất tiện cho
việc cúng lễ của gia đình. Có thể thấy việc xắp đạt
này phân nhiều là kinh nghiệm của dân gian chứ
không thuộc về nghi thức nào cả. Tuy nhiên trong bối cảnh
hiện nay, khi mà không gian sống co chặt, mỗi tấc đất là
một tấc vàng thì việc gộp chung để thờ cúng là điều
hợp lý để xem xét. Nếu gia chủ có điều kiện sống tốt
thì có thể tách riêng ra cũng được, chỉ cần
chú ý không để 2 bàn thờ đó đồi diện nhau
và tuân thủ các nguyên tắc phong thủy cơ bản.
div>
Khi thờ tự gia tiên và Thần Phật lên chung một
bàn thờ, gia chủ nên chú ý một số điều
sau:
Trong một gia đình, bàn thờ chung của Phật và
gia tiên chắc chắn nên được đặt ở nơi trang trọng nhất để thể hiện
sự thành tâm, đồng thời vị trí đó nên dễ được
nhìn thấy để nhắc nhở và thể hiện sự tưởng nhớ của gia chủ cũng
như các thành viên trong gia đình.
Khi thờ tự, nếu gia đình có thiết kế riêng
phòng thờ rộng rãi thì có thể thờ theo cách
thức “tiền Phật hậu linh”, có nghĩa là trong
phòng thờ sẽ thờ cả Phật và gia tiên theo vị trí đặt
bàn thờ Phật ở trước và đặt bàn thờ gia tiên
phía sau, ở vị trí thấp hơn.
Trong trường hợp không gian gia đình không
có phòng thờ riêng vì diện tích khiêm
tốn, gia chủ có thể thờ theo cách thức đó là
“thượng Phật hạ linh” có nghĩa là đặt bàn thờ
Phật ở trên và đặt bàn thờ gia tiên ở phía
dưới. Trong cách đặt bàn thờ này, gia chủ luôn phải
đặt bàn thờ gia tiên luôn luôn ở thấp hơn một bậc so
với bàn thờ Phật.
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc của bạn về
việc có nên thờ chung gia tiên và Thần Phật
trên cùng một bàn thờ hay không. Nếu bạn đang quan
tâm và cần được tư vấn về sản phẩm bàn thờ gia
tiên chất lượng, hãy liên hệ ngay với đồ thờ phong thủy
để nhận được sự phục vụ tốt nhất. Xin cảm ơn!