Việt Nam là nước có nền văn
hóa thờ cúng tổ tiên, thờ cũng những người đã khuất
từ lâu đời. Bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên,
nơi thể hiện lòng thành của con cháu đối với ông
bà, tổ tiên. Việc thờ cúng tổ tiên còn
là nơi thể hiện ước nguyện của con cháu, mong muốn được tổ
tiên phù hộ bình an, sức khỏe. Vậy
đồ thờ phong
thủy gồm những gì bạn đã biết chưa, hôm
nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những điều nên biết
về đồ thờ cúng.
Đối với người dân Việt thì tổ
tiên là gốc rễ, là cây đại thụ còn con
cháu được ví như những nhành lá. Chính
vì vậy thờ cúng tổ tiên chính là để con
cháu ghi nhớ đến công ơn của những người đã khuất.
Tùy vào mỗi vùng miền
và tục lệ của mỗi nơi thì việc bài trí bàn
thờ sẽ được bài trí khác nhau. Nhưng nhìn chung
việc bài trí và sử dụng đồ thờ đều dựa vào một
nguyên tắc chung như: bài trí bàn thờ dựa vào
ngũ hành (kim – mộc – thủy – hỏa thổ), đối vời
không gian nhà thờ thường sử dụng thêm bộ hoành phi,
câu đối...
Ngày rằm, mùng 1, ngày
giỗ, ngày khởi công làm nhà... người Việt thường
có đĩa hoa quả hoặc gói bánh, gói kẹo, mâm
cơm để dâng lên cho gia tiên. Mỗi dịp tết đến, xuân về
thì mọi nhà còn chuẩn bị thêm một mâm ngũ quả
thể hiện sự đoàn viên sung túc, gia đình no ấm...
div>
Những Tối Kỵ Khi
Bài Trí Bàn Thờ
Bàn thờ gia
tiên là nơi linh thiêng chính vì vậy
khi bài trí bàn thờ bạn cần hết sức cẩn trọng, nhiều người
nghĩ cứ bày đầy đủ, bài trí bàn thờ đẹp mắt
là con cháu sẽ được hưởng lộc từ gia tiên. Nhưng ngược lại
bàn thờ là nơi thờ cúng những người đã khuất, nơi
thể hiện sự ấm cúng chứ không phải nơi phô trương nên
bạn cần dựa vào phong thủy để bài trí.
Bàn thờ không chỉ được
bài trí theo ngũ hành mà còn phải tuân
theo luật âm – dương vừa thể hiện sự linh thiêng trong thờ
cũng vừa mang đậm nét văn hóa của người Việt. Nếu gia đình
bạn đang thờ cả phật hay thờ mẫu thì nên tách riêng
bàn thờ gia tiên và bàn thờ phật. Chú
ý bàn thờ gia tiên phải được kê thấp hơn so với
bàn thờ phật. Đồ cúng không nên bài trí
đồ cúng giả, tránh để hoa qua bài trí từ
ngày này qua ngày khác, mà nên hạ lộc
khi cúng xong.
Bốc Bát Hương
Và Tỉa Chân Hương
Hằng năm sau mỗi dịp tiễn ông
Công, ông Táo về trời thì người Việt thường có
tục lệ là sửa sang lại bát hương và tỉa bớt chân
hương. Đặc biệt bạn nên giữ cho bàn thờ gia tiên luôn
được sạch sẽ chứ không cần đợi đến khi tết đến mới đi dọn về sinh. Khi vệ
sinh bàn thờ bạn nên thành tâm, làm một
cách nghiêm túc để thể hiện sự thành kính với
người đã khuất.
Khi bốc tỉa bát hương cần chọn
ngày giờ
Khi tỉa chân hương gia chủ nên
tỉa từng cây một và để lại số cây hương trong bát
hương là số lẻ, sau đó số chân hương được tỉa nên
mang hóa thành tro hoặc man ra sống tránh vất chân
hương ở nhưng nơi ô uế như thùng rác.
Ngoài ra đối với những trường hợp về
nhà mới, hay những gia đình muốn bốc lại bát hương
thì gia chủ nên đổ hết số tro cũ đi và rửa sạch bát
hương với rượu gừng sau đó để khô hoặc lau khô mới được bốc
lại bát hương. Khi bốc bát hương gia chủ cũng nên chọn
ngày giờ, không nên để phụ nữ mang thai bốc bát hương
vì điều này theo như dân gian là sẽ mang lại
điêu không tốt cho gia chủ. Sau khi đặt bát hương cố định
nên bàn thờ thì gia chủ không nên xê dịch
bát hương, và sau khi hoàn thành công việc
gia chủ nên thắp hương cho gia tiên báo mới thần linh
và gia tiên trở về.
Trên đây là một số điều
cần biết về đồ thờ gia tiên, dựa vào bài viết này
quý khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn
và bài trí bàn thờ gia tiên. Để biết
thêm những thông tin khác về
đồ thờ phong
thủy thì quý khách hàng
nên theo dõi tiếp phần 2 của bài viết, hoặc liên hệ
đến đơn vị Đồ Thờ Phong Thủy để được tư vấn thêm. Đồ Thờ Phong Thủy
chuyên sản xuất các sản phẩm đồ thờ chất lượng như: bàn thờ
gia tiên, bà thờ thần tài, vách ngăn
cnc...
Cập nhật lần cuối: 03/05/2021 09:53:00 SA