Một số điều cần biết về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam

Một số điều cần biết về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam Hoàng Minh
Phong tục thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn được gọi khái quát với cái tên: “Đạo Ông Bà”,  đây là tục lệ mà người sống thờ cúng người đã chết, đặc biệt là ông bà tổ tiên, của nhiều đất nước ở khu vực châu Á và và đặc biệt phát triển ở một số nước như Việt Nam, Trung Quốc…
 
 
nét đẹp trong tín ngưỡng thờ cúng tổ 
tiên cuar người việt
 

Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam

 
Một điều thường thấy ở Việt Nam đó là hầu như gia đình nào cũng có bàn thờ gia tiên trong nhà hay chí ít đó là một di ảnh thờ được treo ở nơi trang trọng trong nhà, điều này minh chứng cho việc tục thờ cúng tổ tiên tại Việt Nam đã trở thành một nét đẹp trong tôn giáo.
 
Ở Việt Nam có nhiều loại tôn giáo khác nhau, tuy nhiên thường thì ngoài tôn giáo mà mình lựa chọn tôn sùng thì họ vẫn thờ cúng tổ tiên. Đối với người Việt Nam, Phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một tín ngưỡng chứ thờ cúng, hầu hết các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên trong nhà, thậm chí còn có nhiều gia tộc lập ra một nhà thờ tộc riêng cho việc thờ cúng tổ tiên, tưởng nhớ người đã khuất.
 
 
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của 
người việt
 
Tục thờ cúng tổ tiên phổ biến trên toàn đất nước Việt Nam
 
 
Tuy Phong tục thờ cúng tổ tiên phổ biến đến mức nhiều người nhầm tưởng rằng đây là một tôn giáo, nhưng trên thực tế không phải như vậy. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ tâm, từ lòng thành kính biết ơn tới những người đã khuất như anh chị, cha mẹ, ông bà, tổ tiên của người Việt Nam, nét đẹp văn hóa này được truyền tụng qua nhiều thế hệ và dần dần trở nên phổ biến đến vậy cho tới ngày nay và cả tương lai nữa.
Có thể nói rằng đây chính là một tín ngưỡng vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong phong tục của người Việt Nam.
 

Nguồn gốc của phong tục thờ cúng tổ tiên

 
Nhiều người nghĩ rằng phong tục thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ Trung Quốc, tuy nhiên điều này hoàn toàn là sai lầm, trong ghi chép trong sách của người Việt Cổ thì phong tục này đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu đời rồi, nó bắt nguồn niềm tin của người Việt Cổ cho rằng khi người chết đi thì vẫn còn phần linh hồn hiện hữu trên thế gian và có ảnh hưởng tới đời sống của người cõi Dương, ảnh hưởng đến đời sống của con cháu.
Người Việt Cổ cho rằng chết chưa phải là hết, mà chết là bắt nguồn cho một cuộc sống mới ở cõi  âm. Tuy khi chết đi, thể xác bị tiêu tán nhưng phần hồn vẫn còn đó, chính vì vậy người sống mới lập bàn thờ, bát hương để thờ cúng, nơi đây giống như ngôi nhà ở khi người đã khuất còn sống vậy. Những linh hồn của người đã khuất ngự ở bàn thờ để giúp đỡ con cháu, dõi theo cuộc sống của người thân, phù hộ độ trì cho họ khi gặp khó khăn trắc trở trong cuộc sống, khuyên răn người sống làm những điều thiện và trách phạt khi làm những điều ác thường là bằng cách “báo mộng”.
 
 
tín ngưỡng thờ cúng của người xưa
 
Tục thờ cúng tổ tiên đã xuất hiện từ xa xưa
 
Chính vì quan niệm đó mà người sống có trách nghiệm hơn với những điều mà mình làm hoặc chuẩn bị làm, họ thường nghĩ đến khi còn sống thì cha mẹ, ông bà có buồn không nếu làm như vậy, họ tránh làm những điều xấu xa để khiến vong hồn người đã khuất buồn.
 
Người Việt đặc biệt tin tưởng rằng: “Dương sao thì âm vậy”, điều này có nghĩa là khi còn sống cần những thứ gì thì khi chết đi cũng cần những thứ đó, chính vì vậy mà dẫn đến tục thờ cúng tổ tiên, quan niệm của họ là thế giới hữu hình và vô hình luôn hiện hữu song song và phương pháp để giao thoa giữa hai thế giới đó là bằng cách thức thờ cúng tổ tiên.
 
Tục thờ cúng tổ tiên chính là minh chứng cho lòng hiếu thảo và tưởng nhớ đến công ơn sinh thành và giáo dưỡng của bề trên, là một cách để người ở thế hệ sau luôn nhớ về nguồn cội, gốc gác của mình và cũng là một cầu nối gắn kết các thành viên trong gia đình.
 
Nếu bạn cần tư vấn thiết kế bàn thờ gia tiên hoặc thiết kế phòng thờ, vui lòng liên hệ đến Hotline của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
 

____________________________

ĐỒ THỜ PHONG THỦY Á ĐÔNG

Địa chỉ: Số 25, ngõ 307 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội.

ĐT: 0983.272.191 - 0912.215.345

Email: [email protected]

 

Cập nhật lần cuối: 29/07/2021 09:51:55 SA